Sáu cách tiết kiệm tiền thông minh dành cho tất cả mọi người
Rất nhiều người coi việc tiết kiệm tiền là một việc khó chịu và rất khó thực hiện. Tuy nhiên, có một vài mẹo sẽ giúp bạn đáng kể trong việc này, nhưng bạn phải kiên trì và hình thành thói quen.
6. Phương pháp 20/80
Ảnh: BrightSide
Để đạt được hiệu quả từ phương pháp này, hãy thực hiện các bước sau:
- Trả hết các khoản nợ bao gồm nợ cá nhân và nợ ngân hàng.
- Đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc tiết kiệm khoảng 20% tiền lương hàng tháng của bạn. Đây là số tiền “đóng băng” không nên tiêu vào.
- Dùng 80% tiền lương để mua sắm và chi trả cho những nhu cầu cá nhân theo bất cứ cách nào bạn muốn.
Bạn nên nhớ, mỗi tháng hãy để riêng khoản tiết kiệm ra trước, sau đó tiêu phần còn lại và cố gắng không đụng vào số tiết kiệm. Nếu 20% là một con số quá lớn, hãy thử bắt đầu với 10% hoặc ít nhất 5%. Điều này sẽ giúp bạn phát triển thói quen và tạo ra một quỹ tiết kiệm ban đầu.
5. Phương pháp 60/10/10/10/10
Ảnh: BrightSide
Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý:
- 60% cho các nhu cầu thiết yếu của bạn
- 10% cho “quỹ đóng băng”
- 10% tiết kiệm dài hạn
- 10% cho các chi phí phát sinh
- 10% cho các hoạt động ăn chơi giải trí
Chi phí cho nhu cầu thiết yếu của bạn gồm thực phẩm, dịch vụ, di chuyển và quần áo. Một chiếc xe hơi, cải tạo nhà, hoặc trả hết nợ đều được chi trả bởi quỹ tiết kiệm dài hạn. Chi phí phát sinh dùng để chi trả những sự cố bất ngờ như hỏng xe, đi bác sĩ hoặc những món quà đắt tiền cần mua đột xuất.
4. Phương pháp 10%
Ảnh: BrightSide
Phương pháp này có nghĩa là bạn phải tiết kiệm 10% tiền từ tổng thu nhập của mình. Số tiền nhỏ như vậy sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến ngân sách hoặc chất lượng cuộc sống của bạn.
Nếu chưa có ý định đầu tư, bạn nên gửi số tiết kiệm này vào một ngân hàng uy tín. Bạn có thể nâng mức tiết kiệm lên 15% hoặc thậm chí 20% tùy theo mức thu nhập của mình.
3. Phương pháp “các phân nửa”
Ảnh: BrightSide
Phương pháp này gợi ý rằng bạn chia tất cả tiền của mình thành 2 phần: phần thứ nhất dùng để chi trả những thứ thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày, phần thứ hai để tiết kiệm, có thể gửi ngân hàng. Phương pháp này rất hữu hiệu phòng khi bạn cần tiền đột ngột, hãy sử dụng số tiết kiệm. Lặp lại khi cần thiết. Phương pháp này hoạt động tốt nhất cho những người có thể kiểm soát chi tiêu hàng ngày của họ.
2. Phương pháp “4 phong bì”
Ảnh: BrightSide
- Trước hết, bạn phải tính tổng số thu nhập thời gian sắp tới của bạn.
- Sau đó, bạn có thể tiết kiệm khoản tiền lớn tùy khả năng hoặc bạn tiết kiệm 10-20% tổng thu nhập và giữ khoản này cố định.
- Sau khi trừ tất cả chi phí thường xuyên (tiền thuê nhà, trường học, xe cộ…), số tiền còn lại chia thành 4 phần. Bạn chia cho mỗi tuần một phần. Số tiền này có thể được chi cho bất cứ thứ gì bạn muốn.
1. Phương pháp "granny"
Ảnh: BrightSide
Đối với mỗi loại chi phí quan trọng, bạn nên tính toán và chia vào các quỹ khác nhau. Những danh mục này phụ thuộc vào lối sống của mỗi người, có thể bao gồm những thứ như: thực phẩm, quần áo, thuốc men, xe cộ, giải trí, v.v.
Tất cả thu nhập được chia thành các phần khách nhau, tùy thuộc vào số lượng danh mục và ghi chú lại. Khi bạn cần tiền, hãy sử dụng ở quỹ có liên quan. Ví dụ, nếu bạn hết tiền từ quỹ giải trí, thì tốt hơn hết là tạm ngưng các hoạt động giải trí cho đến khi quỹ phục hồi. Còn nếu bạn hết tiền trong các quỹ thiết yếu, hãy cân nhắc lấy tiền từ quỹ ít quan trọng hơn và điều chỉnh số tiền trong tháng sau.
Theo BrightSide
Nguồn: viettimes.vn
Ý kiến bạn đọc
(0)