Bạn cần biết 17 tháng 7, 2019

“Nói không với rác thải nhựa” bằng cách nào?

Thứ Tư, 17/07/2019 | 21:07 GTM+7

Hiện nay, rác thải nhựa đang là hiểm họa đời sống con người. Theo nghiên cứu của nhà khoa học, 91% nhựa là không tái chế được, trong đó 80% rác thải đại dương có nguồn gốc từ đất liền. Theo Laiday Refill Station, lon nhôm tồn tại trong đại dương tới 200 năm, ly nhựa mất khoảng 50 năm, khay giữ ly bằng nhựa mất 400 năm, chai nhựa mất 450 năm để phân hủy.

Hạn chế sử dụng túi ni lông góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Cũng theo nghiên cứu này, các công ty sản xuất chai nước bằng nhựa thải ra hơn 2,5 triệu tấn khí thải mỗi năm. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu cấm sử dụng các sản phẩm nhựa 1 lần, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu tìm kiếm các giải pháp để hạn chế dùng nhựa 1 lần để giảm thải tác hại đến môi trường.

1.Sử dụng đồ dùng chất liệu tự nhiên

Các sản phẩm tiêu dùng như chén, dĩa nhựa 1 lần hiện nay được thay thế bởi các sản phẩm tự nhiên, thân thiện với môi trường chẳng hạn như bã mía, bã táo, đĩa lá cây, bẹ cau, chuối, cọ, ống hút từ gạo,… Những sản phẩm này không chỉ dễ phân hủy mà còn có nhiều công dụng khác nhau, vừa làm vật trang trí sáng tạo cho mỗi gia đình.

Ống hút làm từ cỏ thiên nhiên. Ảnh: Internet

2.Mang theo bình cá nhân để sử dụng

Để hạn chế sử dụng ly, nhựa dùng 1 lần, việc mang theo bình cá nhân để sử dụng là một thói quen tốt góp phần bảo vệ môi trường. Điều này sẽ hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường và còn tiện lợi cho cuộc sống. Được biết, tại nhiều cửa hàng, các hệ thống rạp chiếu phim, để hưởng ứng phong trào Sống xanh, nhiều nơi đã áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mại khuyến khích khách hàng dùng bình cá nhân để mua nước uống.

3.Hạn chế sử dụng túi ni lông

Thói quen sử dụng túi ni lông đã có từ rất lâu bởi tính tiện lợi, rẻ tiền khi sử dụng. Cũng vì vậy, lượng rác thải là túi ni lông ra môi trường ngày càng lớn, gây tốn kém chi phí xử lý rác thải và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Trong túi ni lông có PE và PP là những vật liệu rất khó bị phân hủy trong điều kiện chôn lấp bình thường (khoảng hàng trăm năm mới bị phân hủy hoàn toàn. Vì vậy, các hộ gia đình có thể hạn chế dùng túi ni lông hay màng bọc thực phẩm bằng các hộp thủy tinh, hộp nhựa an toàn và túi vải, giỏ đan bằng tre, nứa…

4.Tích cực hưởng ứng Sống xanh

Không chỉ một số nước ở Châu Âu, Ấn Độ, Mỹ,…đang dần “tỉnh ngộ” và đẩy mạnh phong trào sống xanh trong người dân. Ở nước ta, phong trào Sống xanh bắt đầu lan tỏa rộng khắp tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp. Từ các khẩu hiệu, banner tuyên truyền đến những hành động cụ thể để xét thi đua, đánh giá nhân viên cuối năm.

Chị Ngọc H. (Quận 3) đang làm việc tại một công ty về CNTT, Ban giám đốc cũng đã vận động nhân viên toàn công ty hạn chế dùng ống hút nhựa, thay vào đó là tặng mỗi người ống hút bằng cỏ, bã mía thân thiện của môi trường và được mọi người hưởng ứng nhiệt tình. Anh Văn Lâm (Hóc Môn) cho biết, mỗi sáng anh đều pha cà phê tại nhà sau đó mang theo đi làm bằng bình cách nhiệt, vừa giúp tiết kiệm khoản chi khi mua cà phê ngoài và hạn chế sử dụng ly nhựa. Anh nói, đang tập thói quen tốt này cho các con,  giúp các con nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.

Ở Thước Tầm Group, Ban Giám đốc công ty cũng đã phát động phong trào “Thước Tầm Group nói không với rác thải nhựa” bằng cách tặng mỗi nhân viên một chiếc bình thủy tinh có in khẩu hiệu tuyên truyền như là cách “nhắc nhở” các bạn mỗi ngày. Ngoài ra còn in poster, standee để bàn khuyến khích khách hàng cùng tham gia hưởng ứng phong trào tại công ty.

Ảnh: Thước Tầm Group

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình đã bắt đầu áp dụng phong trào sống xanh vào đời sống, sinh hoạt. Riêng bạn có những ý tưởng nào để Sống xanh có thể chia sẻ thêm để góp phần bảo vệ môi trường sống, thêm không gian sống trong lành, không có rác thải nhựa cho tương lai con em chúng ta.

Mọi ý tưởng đóng góp gửi về địa chỉ: tinhaynhadat@gmail hoặc để lại ý kiến dưới bài!

THỦY NGUYÊN

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

(0)