Kiến trúc là nghệ thuật thiết kế và xây dựng các công trình, tổ chức các môi trường không gian, phục vụ cho cuộc sống và hoạt động của con người, cũng như âm nhạc, hội họa, văn học, kiến trúc cũng chuyền tải những ý nghĩa cuộc sống qua bàn tay nghệ thuật và óc sáng tạo của các kiến trúc sư. Đôi khi, chính tài năng và lòng đam mê nghệ thuật kiến trúc của các kiến trúc sư là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật kiến trúc sau này.
1. Frank Lloyd Wright: “Hãy đừng để cho bất kỳ ai trong các bạn bước vào nghề kiến trúc chỉ vì muốn kiếm sống, nếu bạn chưa biết yêu kiến trúc như một lẽ sống, nếu bạn chưa sẵn sàng xã thân vì nó; hãy chuẩn bị để trung thành với nó như một người mẹ, một ngưới bạn, như với chính bản thân mình”
Frank Lioyd Wright. Nguồn ảnh: Internet
Frank Lioyd Wright là kiến trúc sư vĩ đại của mọi thời đại, Suy nghĩ của Wright về sự hòa hợp giữa nội và ngoại thất của mỗi công trình đều đi trước thời đại về hình thức, phương pháp xây dựng và chưa bao giờ được giảng dạy trong các trường đại học. ông là nhà kiến trúc sư người Mỹ, nhà thiết kế nội thất, nhà văn và nhà giáo dục học, người đã thiết kế hơn 1000 cấu trúc và 532 công trình kiến trúc. Wright cho rằng việc thiết kế các cấu trúc phải dựa trên sự hài hòa giữa con người và môi trường xung quanh, một triết lý mà ông gọi là "kiến trúc hữu cơ".
Bảo tàng Guggenheim ở New York là một trong những công trình nổi tiếng của ông. Nguồn ảnh: Internet
2. Frank Owen Gehry: ““Tôi không hiểu tại sao người ta lại thuê kiến trúc sư và rồi bảo họ phải làm thế nào.”
Frank Owen Gehry. Nguồn ảnh: Internet
Ông là một kiến trúc sư nổi tiếng, thuộc kiến trúc Giải toả kết cấu hay còn gọi trường phái phá cân đối (deconstructivism) của kiến trúc Hiện đại, hành nghề tại California, Mỹ. Các công trình của ông nổi tiếng bằng các đường cong tròn trịa, thường bọc bằng những vật liệu kim loại phản xạ.
Bảo tàng Guggenheim Bilbao, Bilbao, Tây Ban Nha là một trong những công trình tiêu biểu của Frank Owen Gehry. Nguồn ảnh: Internet
3. Oscar Niemeyer: "Khi bạn có một không gian lớn để chinh phục, đường cong là giải pháp tự nhiên”
Oscar Niemeyer. Nguồn ảnh: Internet
Ông được coi là một trong những gương mặt quan trọng nhất của trào lưu kiến trúc hiện đại thế kỷ 20. Ông đã từng cộng tác với Le Corbusier trong nhiều công trình nổi tiếng.
Tòa nhà Quốc hội Brazil. Nguồn ảnh: Internet
4. Le Corbusier: “Kiến trúc là trò chơi thông minh và tuyệt diệu của hình khối dưới ánh sáng”
Le Corbusier. Nguồn ảnh: Internet
Ông là một kiến trúc sư người Thụy Sĩ và Pháp nổi tiếng thế giới, người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20, cùng với Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius và Theo van Doesburg. Ông là tác giả của hệ thống Modulor nổi tiếng. Ông còn là nhà quy hoạch đô thị, họa sĩ, nhà văn và thiết kế đồ nội thất. Để kỷ niệm, hình ông in lên tờ 10 franc của Thụy Sĩ và tên ông được đặt tên đường ở nhiều quốc gia.
Biệt thự Fallet, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ do kiến trúc sư Le Corbusier thực hiện vào năm 1905. Nguồn ảnh: Internet
5. Ken Yeang: “Phong cách kiến trúc, kĩ thuật thi công và vật liệu có thể thay đổi theo thời gian, nhưng thời tiết, khí hậu thì không hề thay đổi suốt cả hàng ngàn năm. Do vậy, kiến trúc hiện đại phải phù hợp với thời tiết và cảnh quan thiên nhiên"
Kiến trúc sư Ken Yeang. Nguồn ảnh: Internet
Ông là một kiến trúc sư Malaysia, nhà sinh thái học và là tác giả nổi tiếng với nhiều công trình nổi tiếng về đề tài xanh. Yeang là một nhà tiên phong trong thiết kế sinh thái và lập kế hoạch , thực hiện thiết kế và nghiên cứu trong lĩnh vực này từ năm 1971. Ông được mô tả là " kiến trúc sư hàng đầu tòa nhà chọc trời xanh thế giới" .
Thư viện Quốc gia Singapore được hoàn thành năm 2005 tại số 100 đường Victoria. Công trình bao gồm 15 tầng có diện tích sàn khoảng 58.783 m2, diện tích xây dựng khoảng 11.304 m2. Đây là một trong những công trình kiến trúc nổi bật của ông
6. Bevor Rem Koolhaas: “Các vấn đề xã hội và kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau, kiến trúc không chỉ đơn thuần là một cái hộp vô tri vô giác, mà là điểm giao của vô số sự kiện hỗn độn, mâu thuẫn lẫn nhau.”
Ông là kiến trúc sư người Hà Lan, là người đã hoàn thành nhiều công trình như khu nhà ở Bordeaux (Pháp), Educatorium – một toà nhà đa chức năng của trường đại học Utrecht, Hà Lan; quy hoạch tổng thể của Grand Palais, Lille (Pháp)… đều được đánh giá cao, nhưng ông thực sự được biết đến bởi những quan điểm mới về kiến trúc của mình. Ông là kiến trúc sư đầu tiên biểu đạt một cách có hệ thống các vấn đề xã hội và kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau, kiến trúc không chỉ đơn thuần là một cái hộp vô tri vô giác, mà là điểm giao của vô số sự kiện hỗn độn, mâu thuẫn lẫn nhau. Trong suốt 20 năm qua thông qua những công trình cả về lí luận và thực tiễn của mình Koolhaas đã nêu ra một khái niệm mới về mối quan hệ giữa kiến trúc và bối cảnh văn hoá , xã hội.
Educatorium do Koolhaas thiết kế. Nguồn ảnh: Internet
7. Tadao Ando: “Tôi tin rằng kiến trúc không nên nói quá nhiều, nên giữ im lặng và để cho thiên nhiên trong vỏ bọc của ánh sáng Mặt trời và gió lên tiếng”.
Kiến trúc sư Tadao Ando. Nguồn ảnh: Internet
Ông là một kiến trúc sư người Nhật, điều đặc biệt ở ông là ông chưa từng qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào. Thời trẻ, ông đã một mình thực hiện một chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi. Ông đã từng là tài xế, một võ sĩ quyền Anh trước khi là một kiến trúc sư. Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc Ando Tadao và cộng sự. Công trình nhà lô ở Sumiyoshi (Azuma House), một nhà nhỏ 2 tầng, hoàn thành năm 1972 là công trình đầu tiên bộc lộ những đặc điểm kiến trúc của ông. Nó bao gồm 3 khối không gian vuông cân bằng. Trong đó, hai khối đặc của không gian nội thất được chia cắt bằng một không gian mở của sân. Năm 1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.
Tiểu khu phố Rokko Housing I ở Kobe - Ảnh: skyscrapercity.com
*Bài viết có tham khảo trên wikipedia
THU THỦY (thực hiện)
Ý kiến bạn đọc
(0)