Thứ Bảy, 03/08/2019 | 17:08 GTM+7

“Choáng ngợp” với thành phố bên sông Waterpoint

Yếu tố làm nên sức hút của dự án là vị trí, hơn 90ha hệ thống sông, kênh đào cùng thảm thực vật nguyên thủy phong phú, tiện ích tất cả trong một, không gian gắn kết cộng đồng và phong cách Nhật tinh tế.
 

Xây dựng đường Vành Đai 3, các đường kết nối đường Vành Đai 3 và cầu qua sông Vàm Cỏ Đông….là các chương trình ưu tiên của Long An vừa được HĐND tỉnh thông qua.

Được CTCP Đầu tư Nam Long (mã NLG) chuẩn bị suốt 15 năm qua, Waterpoint là một trong những dự án phát triển khu đô thị trọng điểm đang thu hút sự chú ý nhiều nhất tại tỉnh Long An.

Chuẩn mực mới về phát triển đô thị

Với quy mô lên đến 355 ha nằm nằm trên mặt tiền Tỉnh lộ 830 giáp ranh với TPHCM, Waterpoint là một dự án kiểu mẫu với thiết kế lấy sông Vàm Cỏ Đông thơ mộng làm trọng tâm, mang đến môi trường sống mát mẻ, trong lành, gần gũi với thiên nhiên.

Với sự tham gia hùng hậu của các nhà đầu tư như Nam Long, TBS Group, Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp và đặc biệt là các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản gồm Nishi Nippon Railroad và tổ chức được tài trợ bởi Chính phủ Nhật JOIN, dự án được phát triển với đích ngắm hình thành một thành phố bên sông  tích hợp đầy đủ tiện ích đẳng cấp đáp ứng mọi nhu cầu sinh sống, làm việc, học tập và giải trí của cư dân.

Phối cảnh quy hoạch tổng thể khu đô thị Waterpoint 355ha

Đặc biệt, chủ đầu tư đặt mục tiêu Waterpoint sẽ thiết lập một chuẩn mực mới cho sự phát triển đô thị ở Việt Nam, mang lại một ngôi nhà thực sự với chất lượng sống tuyệt vời hơn cho cộng đồng. Điều này minh chứng qua các cuộc thi tuyển chọn thiết kế được chủ đầu tư tổ chức với sự tham gia của những tên tuổi hàng đầu trên thế giới  đến từ Úc, Tây Ban Nha, Đức, Singapore và Malaysia. Hội đồng giám khảo của cuộc thi cũng là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và thiết kế đô thị…

Nhìn trên bản đồ, chỉ cần 45 phút lái xe từ trung tâm TP.HCM hoặc 30 phút từ Phú Mỹ Hưng là sẽ đến Waterpoint. Dự án mở ra một không gian hoàn toàn khác biệt cho phép cư dân những trải nghiệm "thiên nhiên" hơn, tiện nghi hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn.

Cụ thể, với quy mô lên đến 355 ha nhưng Waterpoint  chỉ cung cấp khoảng 10.000 sản phẩm bao gồm shophouse, nhà phố vườn, biệt thự song lập, đơn lập và dinh thự. Nếu tính trung bình gia đình 3 người thì Waterpoint sẽ chỉ có 30.000 dân trên 355ha tức 84 người/ha với mật độ dân cư hiện nay tại Quận 1 là 240 người/ha, Quận 5 là 440 người/ha.

Khai thác lợi thế 5,8 km sông Vàm Cỏ ôm trọn 3 mặt khu đô thị, Chủ đầu tư dành rất nhiều diện tích để phát triển tiện ích phục vụ cộng đồng. Nổi bật là hệ thống 8,2km kênh đào chảy len lỏi vào từng phân khu và sáu lớp công viên gồm: công viên trung tâm 25 ha, công viên vịnh nước ngọt 8,6 ha, các công viên ven sông với tổng diện tích gần 29 ha, công viên cảnh quan trải dọc  kênh đào dài 4,8km, công viên riêng của từng phân khu và khoảng sân vườn riêng của mỗi ngôi nhà.

Khu đô thị Waterpoint sẽ mở ra những trải nghiệm sống hoàn toàn khác biệt

Bên cạnh các yếu tố lý tưởng cho an cư, chủ đầu tư cũng hết sức chú trọng những yếu tố mà tầm vóc một khu đô thị cần có như các tiện ích phục vụ cho công việc, giải trí, hành chính, y tế và thương mại.

Về công việc, cư dân tại Waterpoint có thể làm việc tại các phân khu kinh doanh, bệnh viện, trung tâm thương mại, trung tâm triển lãm, bệnh viện, trường học hoặc rất dễ dàng di chuyển đến trung tâm TPHCM hoặc các trung tâm công nghiệp lân cận qua hệ thống xe bus kết nối từ dự án...

Thương mại- dịch vụ tại Waterpoint có khu trung tâm mua sắm và không gian cho bán lẻ riêng biệt, cảng dịch vụ- hàng hóa phục vụ giao thương. Hệ thống giải trí có câu lạc bộ du thuyền, trung tâm văn hóa, hệ thống thể dục thể thao trong nhà và ngoài trời, khu vui chơi.

Về giáo dục có các hệ thống trường công lập và quốc tế bậc tiểu học, trung học đến đại học. Chăm sóc sức khỏe có bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm thể dục thể thao, công viên.

Hệ thống nhà hàng, quán cà phê, trung tâm văn hóa được thiết kế để tăng tính kết nối cộng đồng, giao lưu gặp gỡ giữa các cư dân, và đặc biệt là tuyến đường kết nối cộng đồng được phân thành 3 làn đường riêng để đi bộ, xe đạp, ván trượt, patin với các vận tốc khác nhau … Ngay cả các nhu cầu về tâm linh cũng được chủ đầu tư quan tâm thấu đáo khi dành một phần diện tích xây nhà thờ, chùa.

Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc khối kinh doanh và tiếp thị của Nam Long, khẳng định: “Waterpoint được thiết kế để tạo ra một trải nghiệm không gian sống hoàn hảo, có thể thỏa mãn hoàn toàn mọi nhu cầu của cư dân ngay trong nội khu. Dự án cung cấp đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng để ở hoặc đầu tư, kinh doanh như biệt thự, nhà phố, căn hộ, … Thậm chí có cả những dinh thự diện tích lên đến hàng ngàn mét vuông dành cho những cư dân yêu thích sự rộng rãi, riêng tư...”.

Lộ diện tiềm năng

Những năm qua, Long An đã dành rất nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông. Nhiều tuyến đường huyết mạch đã được đầu tư hoặc nâng cấp mở rộng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ N2, Quốc lộ 50 và Quốc lộ 62… Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung triển khai ba công trình trọng điểm của địa phương nhằm tăng thêm tính kết nối là Tỉnh lộ 830, đường Vành đai thành phố Tân An và tuyến trục kết nối Long An - Tiền Giang - TPHCM.

Hệ thống giao thông kết nối liên vùng đang được đẩy mạnh đầu tư tại Long An

Đặc biệt, đến năm 2020, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đi vào hoạt động sẽ giúp giao thông liên vùng từ Long An đến TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ trở nên thông suốt và kết nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc, quốc lộ, hệ thống cảng biển quốc tế quan trọng của khu vực phía Nam như Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai - Bến Đình, Cát Lái và với sân bay quốc tế Long Thành. Mới đây, UBND TPHCM cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa việc xây dựng một làm đường song hành với Quốc lộ 50 bổ sung vào quy hoạch giao thông TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

Trong khi đó, tỉnh Long An cũng đưa ra đề xuất xây dựng đường song hành quốc lộ 1A để giải quyết nhanh tình trạng kẹt xe. Ngoài ra, trong tương lai, còn có thêm tuyến Quốc lộ N1, đường Vành đai 3, Vành đai 4, cũng như đường sắt TPHCM – Cần Thơ với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 5 tỉ USD hứa hẹn sẽ tạo ra động lực tăng trưởng đột phá cho Long An.

Về giao thông thủy, bên cạnh hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây thì Cảng Quốc tế Long An là một trong những cảng biển có quy mô lớn nhất miền Nam. Không chỉ góp phần giảm tải cho cụm cảng tại TPHCM, cảng quốc tế Long An còn giúp cho doanh nghiệp tại đây thuận tiện hơn rất nhiều trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hiện trên địa bàn Long An đang có 16 khu công nghiệp hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 80%. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, Long An có 1.492 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 0,6% so với năm 2017), vốn đăng ký đạt 22.464 tỉ đồng (tăng 12% so với năm 2017). Năm 2018, Long An cũng ghi nhận 90 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 450 triệu USD được cấp phép đầu tư trên địa bàn (tăng 15 triệu USD so với năm 2017).

Tính chung, đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh Long An có 11.748 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 272.776 tỉ đồng. Ngoài ra còn có 951 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 6.009 triệu USD.

Vài năm tới, khi hệ thống giao thông kết nối với TPHCM thông suốt thì không chỉ Long An mà cả vùng ĐBSCL cũng có thêm động lực rất lớn để phát huy hết tiềm năng. Mặt khác, sự phát triển của “thành phố bên sông” Waterpoint có tiềm năng rất lớn để trở thành đô thị vệ tinh theo quy hoạch vùng đô thị TPHCM đã được Chính phủ phê duyệt.

Hạ tầng giao thông và kinh tế như chiếc bình thông nhau. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, với mạng lưới hạ tầng giao thông đã và đang chuẩn bị được đầu tư mạnh mẽ, Long An sẽ đứng trước cơ hội hiếm có về thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế. Cùng với đó, tốc độ đô thị hóa cũng sẽ tăng cao, nhu cầu về nhà ở, nhất là với những dự án bài bản như Waterpoint sẽ là nhu cầu không thể thiếu của cộng đồng doanh nhân, chuyên gia và lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại Long An.

Theo HỒNG QUÂN/bizlive.vn

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

(0)