Nội Thất 19 tháng 6, 2018

Cách phân biệt các loại ván gỗ công nghiệp trên thị trường

Thứ Ba, 19/06/2018 | 18:06 GTM+7

Bạn Nguyễn Văn Hoàng (Quận 3, TP.HCM) đã gửi đến website tinhaynhadat.com thắc mắc về thiết kế nội thất, trong đó yêu cầu giúp bạn phân biệt các loại ván gỗ công nghiệp để lựa chọn trong việc thi công thiết kế nội thất tại nhà bạn.

Để giúp bạn trả lời những thắc mắc này, Ban Biên tập website tinhaynhadat.com đã liên hệ anh Nguyễn Viết Khim – Kiến trúc sư, CEO Thước Tầm Group với 6 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất chia sẻ “bí quyết” phân biệt một số chủng loại ván gỗ công nghiệp trên thị trường và cách nhận biết, ứng dụng cho từng loại ván.


Ván gỗ công nghiệp hiện nay đang được thị trường đồ gỗ nội thất Việt Nam đón nhận mạnh mẽ vì những ưu điểm vượt trội của nó, mẫu mã và màu sắc rất đa dạng và phong phú: hàng ngàn màu các loại từ vân gỗ Ash, Sồi, Walnut … đến các màu đơn sắc, giả da… phục vụ cho nhu cầu khác nhau của khách hàng và chắp cánh cho những ý tưởng thiết kế đa dạng. Ngoài ra chất lượng các loại ván gỗ công nghiệp cũng được cải tiến, nghiên cứu nhằm đảm bảo độ bền cao nhất, đặc biệt trên thi trường xuất hiện các loại ván gỗ chống ẩm, siêu chịu nước…

1.MFC


Ván gỗ MFC

MFC (Melamine face chipboard) hay còn được gọi là ván gỗ dăm. Có 1 số loại cây được trồng để lấy gỗ, sau đó băm nhỏ, kết hợp một số loại keo tất cả được nén lại với nhiều độ dày tiêu chuẩn khác nhau như 12mm, 18mm, 25mm…

Kích thước MFC:

1220 x 2440 x (9-50) mm –  1530 x 2440 (18/25/30) mm

1830 x 2440 (12/18/25/30) mm  –  1220 x 2745 (18/25) mm

Trên bề mặt ván MFC thường được phủ lớp men Melamine vân gỗ, màu đơn sắc, giả da…

Trên thị trường hiện nay có 2 loại MFC: MFC thường (dăm gỗ màu vàng) và MFC kháng ẩm (lõi có màu xanh)

MFC hiện nay được ứng dụng rộng rãi trên thi trường đồ gỗ nội thất: văn phòng, căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự…

MFC kháng ẩm (lõi xanh) được khuyên dùng đối với các sản phẩm nội thất đặt ở vị trí có mội trường ẩm ướt như: tủ bếp, tủ lavabo…

2.  MDF



MDF (Medium density fiberboard) ván sợi mật độ trung bình. Các bạn cũng có thể hiểu là cây gỗ rừng trồng, gỗ được nghiền thành bột gỗ mịn kết hợp với keo ép thành tấm và nó cũng có quy cách tương tự như MFC. MDF cũng có lại thường (lõi màu vàng) và loại chống ẩm (lõi màu xanh).

Kích thước: 700 – 780kg/m3

1220x2440x(3/6/9/12/15/17/18/25) mm

1830 x 2440 x (6/17) mm

Trên bề mặt MDF có thể phủ được đa dạng các lớp bề mặt: Melamin, Laminate, Veneer, Fomica … chính vì tính năng đang dạng bề mặt phủ này mà MDF được sử dụng rộng rãi trên thị trường đồ gỗ nội thất.

3. HDF và HDF Black

HDF (High density fiberboard) cũng được sản xuất từ bột gỗ/ giấy, kết hợp với keo ép tạo độ dày như MDF nhưng với cường độ nén cao và khả năng chịu cháy, chịu nước cao hơn so với MDF và MFC .

HDF thường ứng dụng nhiều trong sản xuất sàn gỗ công nghiệp vì khả năng chịu nước cao của nó.

+ Trọng lượng: 800/890kg/m3

+ Kích thước: 1.220 x 2.440 mm x 2.5/7.7/17mm

HDF Black siêu chịu nước, ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất cao cấp, ứng dụng dùng có các vị trí thương xuyên tiếp xức với nước như: bếp, tủ lavabo …

+ Trọng lượng: 840/950kg/m3

+ Kích thước: 1.220 x 2.440 mm x 18mm – 1.830 x 2.440 mm x 12mm

HDF (chịu nước và chịu nhiệt cao)

HDF Black (siêu chịu nước)

 4. Tấm gỗ Plywood chống nước và plywood trọng lượng nhẹ

Gỗ Plywood thường được gọi là ván ép chúng  ra đời  năm 1980 tại NewYork. Chúng được hiểu là loại ván gỗ được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau môt cách liên tục theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ plywood.

Plywood chống nước

Plywood trọng lượng nhẹ

Tùy theo công nghệ sử dụng hóa chất thì hiện nay gỗ plywood sử dụng 2 loại keo chính là keo phenol hoặc Formaldehyde. Trong đó keo phenol có tác dụng chịu nước nên ván ép sử dụng loại keo này được sử dụng rộng rãi hơn trong trang trí nội thất mà người ta thường chào bán với tên gọi gỗ plywood chịu nước hay gỗ plywood chống ẩm.

5. Ván OSB (Oriented Strand Board hay còn gọi ván dăm định hướng)

Ván OSB

OSB với kết cấu ván dăm lớn hơn nhiều loại ván khác, có độ liên kết tốt và cứng chắc, độ bắt vít tốt và độ đàn hồi cao.

Tuyệt đối bền trong môi trường ẩm và nước nên thích hợp cho cả nội thất và ngoại thất.

OSB là lựa chọn tuyệt vời cho những sản phẩm nội thất gần gũi tự nhiên, hướng thô mộc… có dùng làm vách ngăn, trần, sàn, kệ trưng bày…

Kích thước: 1.220 x 2.440 mm x 12/18/25 mm

6. Tấm WPB (Water Proof Board)

Tấm WPB

WPB có kế cấu gốc nhựa, trọng lượng nhẹ, chậm cháy và hoàn toàn chống nước, sưe dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo, trang trí nội, ngoại thất đặc biệt và cửa chống nước. WPB có độ bền vượt trội không ẩm mốc, mối mọt, an toàn cho sức khoẻ.

Bề mặt tấm WPB có thể phủ nhiều vật liệu khác nhau như Acrylic, Laminate hay PVC Melamin… tạo nên sự đa dạng về màu sắc và mẫu mã.

Kích thước: 1220 x 2440 mm x 5/8/10/12/15/17/18 mm (lõi màu trắng kem).

Trên đây là tất cả các loại ván công nghiệp hiện đang rất phổ biến trên thi trường đồ gỗ nội thất Việt Nam. Khi chọn dùng gỗ công nghiệp khách hàng nên chọn những đơn vị thi công đồ gỗ uy tín, sử dụng nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại ván công nghiệp không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng phụ gia, keo… không phù hợp môi trường và sức khoẻ khi sử dụng.

KTS. Nguyễn Viết Khim
CEO Thước Tầm Group

*Bạn đọc có thắc mắc về trang trí nội thất, kiến trúc vui lòng gửi yêu cầu đến website tinhaynhadat.com qua email: tinhaynhadat@gmail.com. Ban Biên tập website sẽ nhanh chóng giải đáp mọi thắc mắc của độc giả.

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

(0)