Cách nhận biết để sóng sót trước sóng thần
Chỉ trong vài ngày qua, một trận động đất mạnh 7,5 độ kích hoạt sóng thần cao 6m ở Sulawesi đã tàn phá thành phố Palu và thị trấn Donggala, khiến hơn 1.200 người thiệt mạng, theo số liệu từ cơ quan khí tượng, khí hậu và địa lý Indonesia.
Tính đến ngày 2/10/2018, sóng thần trên đảo Palu (Indonesia) đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.200 người, ảnh: VnExpress
Theo thông tin từ trang VNExpress.net, sáng ngày 2/10, lại xuất hiện một trận động đất mạnh 5,9 độ đã xảy ra ngoài khơi đảo Sumba, phía Nam Indonesia. Trên thế giới, đây không phải là trận động đất sóng thần duy nhất mà theo trang Wikipedia, đã có gần 20 trận sóng thần với độ tàn phá cực kỳ nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
Chúng ta không biết được khi nào thiên nhiên “nổi giận” với chúng ta và sẽ “trừng phạt” cho những hành động tàn phá môi trường của con người. Mỗi lần thảm họa thiên nhiên xảy đến là lúc con người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Việc cập nhập kiến thức liên quan đến động đất, sóng thần là cần thiết.
Sóng thần là gì?
Theo Wikipedia, sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần.
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển.
Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.
Ảnh: Wikipedia
Nhận biết sóng thần và đối phó với “quỷ dữ”
-Cảm thấy động đất. Nếu cảm thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức không còn đứng vững được, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một trận sóng thần.
- Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
- Nước trong sóng nóng bất thường.
- Nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu.
- Nước làm da bị mẩn ngứa.
- Nghe thấy một tiếng nổ như là: tiếng máy nổ của máy bay phản lực; hay tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, hay là tiếng huýt sáo.
- Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
- Mây đen vần vũ đầy trời.
- Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
- Khi sóng thần ập vào bờ, sẽ có tiếng gầm rú giống như chuyến tàu hỏa đang đến gần.
- Hàng triệu con chim hải âu bay ngược biển.
- Nhiều đất nước khi có sóng thần, thường hay có những tiếng còi cảnh báo rú lên.
Khi có những dấu hiệu như vậy, không nên chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu “cảnh báo” đó mà phải kịp thời xử lý tình huống nguy cấp. Khi đang ở trên tàu, thuyền, hoặc ở khu vực ven biển, tuyệt đối không được trở về cảng mà di chuyển đến những nơi có vùng nước sâu trên 150m. Khi đang neo đậu ở gần bờ có thể cho tàu, thuyền ra ngoài khơi hoặc tìm đến các vùng nước sâu. Tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền neo đậu ở bến cảng vì đây sẽ là một trong những nơi bị phá hủy nặng nề, thậm chí là hoàn toàn khi sóng thần xảy ra.
Khi đang ở trên bãi biển, chạy ngay vào bờ cách biển khoảng 500m hoặc chạy đến những nơi cao nhất có thể. Đang ở trong nhà thấp, nhà trệt gần biển, sơ tán ngay lập tức vào sâu bên trong cách bờ khoảng 500m. Ở nhà cao tầng nên tránh xa khu vực từ tầng 1 – tầng 3 đồng thời mở hết các cửa sổ, cửa chính để hạn chế va đập do sóng. Đang ở trên đường tuyệt đối không hướng về phía biển.
Dưới đây là những cách nhận biết và đối phó với động đất, sóng thần, góp phần trang bị thêm kỹ năng sống sót khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm xảy ra.
THỦY NGUYÊN (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
(0)