Kiến Trúc 29 tháng 5, 2020

Các giải pháp trong thiết kế kiến trúc và nội thất khắc phục điều kiện thời tiết

Thứ Sáu, 29/05/2020 | 20:05 GTM+7

Ngoài các yếu tố như địa hình, kỹ thuật, kinh tế thì khí hậu là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc và nội thất của ngôi nhà.

Vì thế thiết kế của công trình, ngoài yếu tố thẩm mỹ, điều đầu tiên phải thỏa mãn là đáp ứng được các điều kiện khí hậu đặc trưng, tận dụng các đặc điểm có lợi và khắc phục được các đặc điểm bất lợi. Qua bài viết này, cùng Thước Tầm Group tìm hiểu và làm rõ các phương pháp trong kiến trúc và nội thất của ngôi nhà được thiết kế như thế nào để phù hợp với từng đặc điểm khí hậu khác nhau, mang đến một không gian sống lý tưởng cho chủ nhà.

KIẾN TRÚC

Lam chắn nắng

Lam chắn nắng là một phương pháp quen thuộc trong ngành kiến trúc – xây dựng với tác dụng chắn nắng, chắn mưa, giảm ồn, giảm bụi nhưng vẫn đảm bảo độ thông gió và thẩm mỹ cho công trình. Với các nước thuộc khí hậu nhiệt đới, nơi có cường độ nắng lớn, lam chắn nắng là một trong nhưng phương pháp hiệu quả cho những công trình có hướng nắng gắt. Mặc dù được sử dụng phổ biến, rất nhiều người đã từng bắt gặp sản phẩm này, thế nhưng khi nghe đến cái tên lam chắn nắng, không nhiều người biết rõ về nó.

Lam chắn nắng có thể làm từ gỗ, gạch, ngói, nhôm hay mây tre nứa. Mỗi loại lại có một tính năng, ưu nhược điểm khác nhau ví dụ:

Lam chắn gỗ có tính thẫm mỹ cao, cách nhiệt tốt, có thể đóng mở linh hoạt nhưng giá thành khá cao và nếu không được làm từ chất liệu tốt cũng như sản xuất, thi công cẩn thận sẽ dễ biến dạng, hư hỏng trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt như ở Việt Nam.

Lam chắn nắng gỗ có tính thẩm mỹ cao, cách nhiệt tốt, phù hợp với nhiều loại công trình và thị hiếu của người Việt. ( Hình ảnh công trình nhà phố Biên Hòa do Thước Tầm Group thiết kế – thi công Kiến trúc và Nội thất)

Lam chắn bằng gạch hay ngói cũng được nhiều Kiến trúc sư sử dụng vì mang lại sự độc đáo, nét thô mộc cho công trình. Ngoài ra, gạch hay ngói cũng có tính chất cách nhiệt tốt mà chi phí lại rẻ hơn lam gỗ. Nhưng thường là cố định, không có khả năng đóng mở

Lam gạch hay ngói ngoài che nắng, cách nhiệt, giảm bụi còn tạo sự độc đáo, thô mộc và nét hoài cổ cho công trình ( Hình ảnh nhà Phố Quận 9 do Thước Tầm Group thiết kế Kiến trúc và Nội thất)

Lam nhôm có tính chất  bền chắc, tuổi thọ cao nhưng tính dẫn nhiệt cao, chi phí lớn và kén công trình, thường chỉ phù hợp cho các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại

Lam mây tre nứa là loại rẻ nhất, dễ lắp đặt, tính cơ động cao nhưng tính thẩm mỹ thấp và độ bền kém

Khoảng xanh:

Với tốc độ đô thị hóa cao và hạn hẹp không gian xanh hiện nay, cũng như điều kiện thời tiết và khói bụi tại các thành phố lớn, khoảng xanh trong ngôi nhà luôn được các Kiến trúc sư đặc biệt ưu dùng vì lợi ích của nó trong việc điều hòa nhiệt độ, tạo không gian trong lành, thư thái trong nhà. Khoảng xanh ngày nay được các Kiến trúc sư linh hoạt bố trí trong nhiều không gian khác nhau của căn nhà nhưng phổ biến nhất vẫn là tại sân trước, sân sau, và giếng trời giữa nhà.

Khoảng xanh trước nhà: Đây được coi là khoảng đệm giữa công trình và không gian công cộng phía trước, thường là đường giao thông. Khoảng xanh này có tác dụng chắn bụi, giảm tiếng ồn từ đường giao thông và giảm nhiệt độ cũng như sự phản xạ của ánh nắng vào ngôi nhà ( Ví dụ: Nếu sân trước nhà chỉ có gạch bóng hay bê tông thì sẽ tỏa nhiệt và phản xạ lại ánh sáng mặt trời vào mặt tiền công trình nhiều hơn những sân trước được trồng nhiều cây xanh)

Khoảng xanh trước nhà giúp giảm ồn, chắn bụi và bớt sự phản xạ ánh sáng lên mặt tiền công trình ( Hình ảnh công trình Biệt thự quận 2 do Thước Tầm Group thiết kế Kiến Trúc và Nội thất)

Khoảng xanh giếng trời: Đây là một giải pháp mà ngày càng được nhiều Kiến trúc sư áp dụng nhắm tăng sự thông thoáng và điều hòa khí hậu cho không gian trung tâm  căn nhà.  Nhờ có giếng trời, không khí trong nhà được lưu thông tốt hơn với luồng khí nóng theo giếng trời đi lên và thoát ra ngoài giúp nhiệt độ trong nhà mát mẻ hơn. Ngoài ra, giếng trời còn có tác dụng mang ánh sáng tự nhiên vào trung tâm ngôi nhà giúp không gian có thêm sự tươi mới và gần gũi với thiên nhiên.

Giếng trời giúp điều hòa nhiệt độ và tọa cảnh quan cho ngôi nhà ( Hình ảnh công trình BIệt thự tại Đà Nẵng do Thước Tầm Group thiết kế nội thất)

Khoảng xanh sân sau: thường có tác dụng tạo phần đệm thông thoáng cho các không gian phía sau căn nhà như bếp hoặc phòng ngủ phụ và giúp tạo cảnh quan và tăng sự lưu thông không khí trong nhà.

Khoảng xanh sân sau mang lại sự thoáng đãng cho không gian bếp ( Biệt thự Bình Thạnh, do Thước Tầm Group thiết kế Nội thất)

NỘI THẤT

Vật liệu nội thất

Ở các nước châu Âu, nơi thường có nhiệt độ thấp, các vật liệu có tính chất dẫn nhiệt thấp và giữ nhiệt tốt để giữ hơi ấm trong nhà được sử dụng phổ biến như gỗ xốp, thảm len, bông, nỉ..Trong khi đó các nước vùng nhiệt đới như Việt Nam, nơi thời tiết thay đổi liên tục trong ngày, lựa chọn vật liệu nội thất có tính dẫn nhiệt vừa phải như gỗ cứng, gạch, đá giúp điều hòa không khí trong nhà tốt hơn, ấm áp khi thời thiết lạnh và mát mẻ khi thời tiết nóng.

Các chất liệu như gỗ cứng, gạch giúp nhiệt độ phòng mát mẻ vào mùa nóng, ấm áp vào mùa lạnh ( Hình ảnh công trình Penhouse tại miền Trung do Thước Tầm Group thiết kế nội thất)

Màu sắc nội thất:

Về màu sắc, trong khi các nước có khí hậu hàn đới thường lựa chọn các tông màu ấm cho tường, sàn, đồ đạc thì các nước có khí hậu nhiệt đới thiên về lựa chọn các màu sắc hòa nhã cho nội thất, tạo cảm giác thoái mái, mát mẻ, dễ chịu hơn.

Màu sắc hòa nhã trắng, kem, xám, nâu thường được sử dụng tại Việt Nam ( Hình ảnh Biệt thự Quảng Ngãi do Thước Tầm Group thiết kế Kiến trúc và Nội thất)

Không gian trong nhà:

Không gian cũng có sự khác biệt rất rõ ràng. Không gian nội thất các vùng hàn đới thiên về đóng kín, cố gắng làm giảm sự lưu thông không khí để giữ độ ấm trong nhà thì các không gian nội thất các vùng nhiệt đới thường có cấu trúc càng thông thoáng càng tốt, che chắn hướng có nắng gắt và mở hướng có gió và nắng vừa phải. Điều này phù hợp với nhiều vùng miền tại Việt Nam nhằm tạo luồng gió giúp giảm độ ẩm trong những mùa mưa nhiều và thông thoáng mát mẻ trong mùa nóng.

Không gian ngập nắng và thoáng gió với hệ thống lam cửa sổ lớn, cơ động đóng hoặc mở tùy điều kiện thời tiết ( Hình ảnh Biệt thự tại miền Trung do Thước Tầm thiết kế Nội thất)

Trên đây là một số giải pháp được các Kiến trúc sư sử dụng trong thiết kế Kiến trúc và Nội thất nhằm phù hợp và khắc phục những yếu tố thời tiết, khí hậu tạo nên những không gian sống lý tưởng, thoải mái dành cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Nguồn: thuoctam.vn

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

(0)