Thứ Năm, 28/11/2019 | 21:11 GTM+7

Các bước quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân cũng là nghệ thuật giúp cho cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn. Khi nắm bắt được những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ đạt được sự tự do tài chính trong tương lai gần. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ giúp cho “ngân sách” của bạn tốt hơn mà còn tự do làm những gì mình muốn.

Ảnh minh họa

Sau đây là những lưu ý khi bạn bắt đầu quản lý tài chính cá nhân:

Bỏ đi suy nghĩ “sẽ quản lý tiền khi có nhiều tiền”

Thật sự điều này không toàn xảy ra vì không biết khi nào bạn có nhiều tiền hay có tiền để quản lý. Việc bắt đầu là hãy làm ngay bây giờ, ngay cả những số tiền ít ỏi mà bạn có. Bạn sẽ tập được thói quen tốt mỗi ngày.

Tự do tài chính giúp bạn thực hiện ước mơ. Hãy nghỉ đến việc một ngày nào đó bạn lên kế hoạch cùng nhóm bạn đi du lịch xa nhưng khí đó túi chẳng còn đồng nào dù mới nhận lương đầu tháng. Lúc đó mới thấy rằng việc quản lý “túi tiền” của mình mỗi ngày là công việc cần làm ngay và bạn sẽ thấy hiệu quả của thói quen tốt này.

Sự khác biệt giữa công thức tiết kiệm của người giàu và người nghèo

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân của triệu phú T.Harv Eker giúp bạn có thêm một công thức quản lý tài chính hiệu quả:

Người nghèo: Tiết kiệm = Thu nhập – Chi phí

Người giàu: Chi phí = Thu nhập – Tiết kiệm

Quản lý tài chính là quản lý chi phí bỏ ra và tiết kiệm cũng nên xem là khoản chi phí cố định của bạn. Một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ với khoản “chi phí” tiết kiệm được.

Có một vài cách giúp bạn cắt giảm và quản lý chi tiêu:

  • Ghi chép thu chi hàng ngày vào một quyển sổ hay phần mềm quản lý tài chính cá nhân.
  • Mua hàng từ các website trực tuyến, một số website có chương trình giảm giá, mua nhóm với giá ưu đãi.
  • Theo dõi các chương trình khuyến mãi của các công ty bán lẻ khi bạn có nhu cầu mua sắm.
  • Học hỏi những người có kiến thức tài chính và đọc sách giúp bạn quản lý tài chính tốt.
  • Tham gia một khóa học nào đó để nâng cao kiến thức.

Cắt giảm các khoản chi tiêu không hợp lý là việc làm quan trọng để cải thiện tình hình tài chính cá nhân. Cắt giảm chi tiêu cũng có nghĩa là cắt giảm nhu cầu. cứ kiên trì với thói quen này, việc tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu sẽ thành công và con đường dẫn đến tài chính cá nhân không xa.

Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách Dạy con làm giàu đã khẳng định: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Vì vậy khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào.

Bạn cần lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân ghi lại mục tiêu, các bước thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,… nhằm mang lại hiệu quả tối đa.

6 cái “phong bì” cho 6 khoản chính của bạn

1.    Phong bì cho nhu cầu thiết yếu (55%)

Khoản này chiếm khoảng 55% ngân sách giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ này để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.

Nếu quỹ này chiếm hơn 80% thu nhập của bạn thì bạn cần điều chỉnh hoặc tăng thêm nguồn thu.

2.    Phong bì cho nhu cầu hưởng thụ (10%)

Khoản này bạn tự thưởng cho bản thân hưởng thụ số tiền mình kiếm được, giúp bạn có thêm động lực kiếm tiền. Tự thưởng cho bản thân những món quà yêu thích như cái váy mới, buổi xem phim, ăn uống cùng bạn bè, những chuyến đi chơi ngắn,…

3. Phong bì cho đầu tư bản thân (10%)

Bạn cần khoản này để rèn luyện và phát triển bản thân, bạn đầu tư vào các khóa học. Bạn có thể dùng quỹ này để mua sách, đọc sách hay tham gia các khóa học, đào tạo, gặp gỡ, diễn thuyết hoặc học hỏi từ những người thành đạt.

4. Phong bì để tiết kiệm dài hạn (10%)

Sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn để thực hiện những ước mơ của bạn. Quỹ tiết kiệm dài hạn giúp bạn từng bước xây dựng ước mơ, không phải là tiết kiệm cho lúc khó khăn.

5. Phong bì cho tự do tài chính (10%)

Bạn dùng quỹ này để tạo ra thu nhập tự động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng phải ít làm việc hơn. Không bao giờ được sử dụng nguồn này cho việc khác.

6. Phong bì để giúp đỡ người khác (10%)

Quỹ này để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn với mọi người. Cho đi để nhận lại nhiều hơn là chìa khóa giúp bạn thành công trong cuộc sống. Bạn dùng quỹ này để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, gia đình, bạn bè,…

THỦY NGUYÊN (t/h)

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

(0)