Trong công việc hằng ngày của mình, bạn phải đối mặt với nhiều rắc rối và thử thách như việc quản lý khách hàng, cộng tác viên và nhà thầu; phải luôn cập nhật những phần mềm và công nghệ mới nhất; soạn thảo sơ đồ quy hoạch, các công việc liên quan đến giấy tờ; và nếu may mắn, bạn thậm chí có thể nhận được một số hợp đồng thiết kế ngay trong lúc đó. Bài viết được đăng lần đầu bởi trang ArchSmarter, gợi ý 21 cách để tăng hiệu suất công việc lên tối đa đồng thời giảm thiểu những khó khăn không cần thiết.
Tiến độ hoàn tất dự án ngày càng bị rút ngắn. Trong khi nhiều công trình ngày càng phức tạp hơn. Dù chúng ta luôn làm việc chăm chỉ nhưng thời gian lại chỉ có hạn. Là kiến trúc sư, chúng ta cần làm việc thông minh hơn, giảm bớt khó khăn hơn. Làm sao chúng ta có thể tối đa hóa tính hiệu quả và hiệu suất? Làm sao quản lý được sự khi lưu lượng thông tin quá nhiều? Làm sao có thể thiết kế tốt hơn và nhanh hơn?
Dưới đây là 21 cách giúp bạn:
Lên kế hoạch công việc:
1. Hiểu được sự khác biệt giữa “có hiệu quả“ và “có hiệu suất”. “Có hiệu quả” là làm ra sản phẩm đúng yêu cầu (làm được việc), “có hiệu suất” là làm ra đúng sản phẩm đó với cách tốt hơn. Cả hai đều quan trọng nhưng bạn cần làm được việc trước khi bạn có thể làm chúng với cách tốt hơn. Kết hợp cả hai là tốt nhất.
2. Ghi nhớ nguyên tắc 80/20. Nghĩa là 80% kết quả của bạn chỉ đến từ 20% nỗ lực của bản thân. Hãy chú trọng vào hiệu suất công việc hơn là thời gian làm việc. Làm việc nhiều giờ không phải lúc nào cũng đem lại nhiều thành quả.
3. Vạch ra tiến trình của bạn. Đúng là mọi dự án đều độc nhất nhưng những nhiệm vụ và các quy trình quan trọng của mỗi dự án đều khá giống nhau. Điều này giúp bạn lường trước được những bước nên loại bỏ và làm tiến trình làm việc trở nên hiệu quả hơn. Sơ đồ tư duy là công cụ tuyệt vời cho việc này.
4. Sử dụng danh sách kiểm tra. Hầu hết các phần mềm quản lý dự án đều cho phép bạn tạo ra danh sách kiểm tra và danh sách công việc phải làm. Một khi bạn đã vạch ra tiến trình, bạn có thể tạo ra danh sách kiểm tra cho từng giai đoạn của dự án đó. Hồ sơ bàn giao tiêu chuẩn của bạn là gì ? Vấn đề nào bạn hay mắc phải? điều gì thường bị bỏ qua ? hãy tham khảo cuốn sách The Checklist Manifesto của Atul Gawande để có những lời khuyên thiết thực về việc tạo và quản lý những danh sách kiểm tra.
(Còn nữa)
Dịch: Giovani
Chỉnh sửa: Thanh Tâm
Theo ArchSmarter
Bài viết gốc từ trang architech.vn
Ý kiến bạn đọc
(0)