Tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo không nằm ở số tiền có được bao nhiêu mà còn là khả năng giữ tiền và phương pháp quản lý tiền bạc hiệu quả hay không? Để tránh tình trạng “viêm màng túi” vào cuối tháng, tinhaynhadat.com đã tổng hợp được những bí quyết quản lý tiền bạc hiệu quả để bạn tham khảo.
1. Chịu khó ghi chép thu, chi
Quản lý chi tiêu phù hợp là bài toán khó. Để biết số tiền của mình được chi trả và thu nhập được bao nhiêu/tháng, tốt nhất bạn nên có một cuốn sổ ghi chép rõ ràng những khoản đã chi/thu. Nếu không tiện mang theo cuốn sổ bên mình, bạn có thể dùng phần mềm quản lý chi tiêu và cập nhật chi tiết những khoản bạn đã tiêu/chi ra trong một ngày. Cuối tháng tổng kết lại bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền mình đã chi tiêu và sẽ biết được mình đã lãng phí những khoản nào và cần “rút kinh nghiệm” trong tháng sau.
2.Trả nợ
Thật ra, nợ nần là một áp lực rất lớn đối với mỗi người. Sẽ có những khoản nợ lớn, khoản nợ nhỏ và những khoản nợ phát sinh trong cuộc sống của bạn. Nếu không quản lý tốt nợ nần thì bạn sẽ trượt dài đến bế tắc và càng áp lực hơn trong cuộc sống.
Bạn cần lên danh sách các khoản nợ, sau đó sắp xếp chúng theo lãi suất hoặc theo số tiền phải trả. Thường bạn nên trả những khoản nợ nhỏ nhất để giảm tải gánh nặng nợ nần sau đó sẽ trả tiếp những khoản nợ lớn. Trả được những món nợ nho nhỏ trước bạn sẽ có thêm tinh thần, động lực để trả hết nợ nần.
Ảnh minh họa
3. Không chi tiêu theo cảm xúc
Nhiều người thường để cảm xúc chi phối trong việc chi tiêu tiền bạc dẫn đến thường mua sắm những món đồ không cần thiết so với nhu cầu, thậm chí để nợ trong thẻ tín dụng và sau đó phải dốc sức trả hết nợ với tâm lý không thoải mái. Vì vậy, trước khi cần chiêu tiêu cho bất cứ món đồ gì thường bạn nên lập danh sách những thứ cần mua/muốn mua, phân biệt những thứ cần – muốn để quản lý túi tiền của mình tốt hơn.
4. Lưu giữ những hóa đơn thanh toán
Thói quen hủy bỏ hóa đơn khi mua hàng khiến bạn không biết mình đã chi tiêu vào những khoản nào, giữ những hóa đơn thanh toán cũng sẽ giúp bạn thồng kê lại những khoản tiền bạn đã chi ra và từ đó điều tiết việc chi tiêu cá nhân cũng sẽ tốt hơn.
5. Sống dưới mức thu nhập
Chi tiêu hết thu nhập của bạn sẽ dễ dàng hơn việc bạn phải sống dưới mức thu nhập (nghĩa là bạn để dành thêm khoản tiền tiết kiệm để đầu tư hoặc lo cho tương lai sau này). Nhưng cuộc sống không tránh khỏi những yếu tố bất ngờ, những sự cố đột nhiên xảy ra trong cuộc đời bạn nên để tạo ra một khoản tiết kiệm cho bản thân bạn cần hình dung con đường quản lý tài chính của chính bạn. Bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ, các quỹ hưu trí, các khoản đầu tư sinh lời,…
Ảnh minh họa
6. Tiết kiệm tự động
Ngày nay, có nhiều hình thức giúp bạn tiết kiệm an toàn và tự động. Nhiều ngân hàng có chương trình tiết kiệm cho tương lai bằng việc trích tiền tự động từ tiền lương vào sổ tiết kiệm hàng tháng hoặc bạn cũng có thể đăng ký những phần mềm tiết kiệm tự động, giúp quá trình tiết kiệm của bạn dễ dàng hơn. Bạn sẽ không thấy những khoản tiết kiệm của mình nhưng nhờ vậy mà số tiền của bạn được bảo toàn, tránh khỏi những lúc mua sắm bất đồng, bạn cũng sẽ bất ngờ cuối năm nhận được khoản tiền kha khá từ đó.
7. Phát triển bản thân
Việc cập nhật kiến thức liên tục để phát triển bản thân là điều cần thiết trong đời sống ngày nay. Những khóa học vể quản lý tài chính, những khóa học online về lĩnh vực bạn yêu thích sẽ nâng cao kỹ năng của bạn trong cuộc sống. Từ đó mở rộng hơn môi trường để bạn có thêm nhiều cơ hội để làm việc và tăng thêm thu nhập.
8. Xác định rõ mục tiêu
Việc xác định rõ mục tiêu giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai. Từ mục tiêu bạn đã đặt ra, bạn xác định những gì mình cần làm để đạt được điều đó và vạch ra những khó khăn sẽ diễn ra, từ đó bạn sẽ kiểm soát được tình thế và đạt được những gì mình muốn.
9. Chấm dứt những thói quen tiêu xài lãng phí
Túi tiền của bạn rất dễ “ra đi” vì thói quen mua sắm bất đồng, hoặc “thùng rỗng kêu to” hoặc vì không thoát khỏi “sĩ diện hảo”. Những điều này hoàn toàn không tốt cho thói quen quản lý chi tiêu của bạn . Nếu đã lập ngân sách và quản lý chi tiêu mà vẫn thiếu hụt vào cuối tháng bạn cần xem lại mình đã chi xài vào những khoản nào vượt quá túi tiền chưa?
10. Tăng thu nhập
Muốn chủ động tiết kiệm thì nâng cao các khoản thu nhập, làm những nghề tay trái cũng là cách tạo niềm vui trong cuộc sống và có thêm những khoản thu nhập phụ cho bạn. Nhiều tiền hơn sẽ tốt hơn là phải đau đầu cho những thiếu hụt thường xuyên đúng không bạn?
*Bài viết mang tính chất tham khảo, có thêm những phương pháp quản lý tài chính mới hãy chia sẻ với chúng tôi qua email tinhaynhadat@gmail.com nhé!
THỦY NGUYÊN
Ý kiến bạn đọc
(0)